Nên Đáp Lại Những Lời Khiêu Khích Như Thế Nào ?

 Dùng Lời Hay Ý Đẹp Đáp Trả Lại Những Lời Khiêu Khích

Ngôn ngữ là một thứ vũ khí có sức mạnh lớn lao, giống như một thanh kiếm sắc có thể giúp bạn dẹp bỏ mọi chướng ngại. Có lúc, bạn sẽ gặp những người sử dụng ngôn ngữ để làm khó bạn, hoặc dùng ngôn ngữ để tấn công bạn, khiêu chiến với bạn. Lúc này, bạn không thể tranh cãi, bởi điều đó sẽ chỉ khiến mọi chuyện rắc rối hơn mà thôi, cách tốt nhất là dùng lời hay ý đẹp làm vũ khí để tấn công lại những người đang cố ý gây sự với bạn.

Tại một buổi họp báo, một phóng viên nước ngoài đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ văn hóa Trung Quốc, Vương Hạo: “Xin hỏi, ông của những năm 50 và ông của những năm 80 có gì giống và khác nhau?”.


Dụng ý của người phóng viên này là muốn tạo cơ hội để ông Vương Hạo nói về cảm nhận của mình đối với sự thay đổi của đất nước Trung Quốc. Ông Vương Hạo đương nhiên hiểu ý của phóng viên. Ông bình tĩnh trả lời: “Tôi của những năm 50 tên là Vương Hạo, tôi của những năm 80 vẫn tên là Vương Hạo, đó là điểm giống nhau. Điểm khác nhau là khi đó tôi mới 20 tuổi, còn bây giờ tôi đã hơn 50 tuổi rồi”.

Câu hỏi của phóng viên chỉ ra phạm vi và giới hạn thời gian, Vương Hạo biết dụng ý của đối phương, nhưng lại cố ý hiểu sai đi và trả lời vấn đề tuổi tác của mình, ông đã chọn cách trả lời rất khéo léo, không để cho đối phương có được bất cứ thông tin nào. Cách sử dụng ngôn ngữ mơ hồ của ông đã khiến đối thủ không thể có động thái nào khác.

Đương nhiên, khi đáp trả lại những lời khiêu khích, bạn cũng có thể dùng cách nói trực tiếp. Chỉ cần vận dụng tốt ngôn ngữ thì một câu nói đơn giản cũng có thể làm cho đối phương giống như một quả bóng bị xì hơi.

Năm 1949, trên sông Trường Giang xảy ra sự kiện “Thạch Anh tím”. Việc quân giải phóng Trung Hoa bắn pháo vào 4 tàu chiến của quân Anh đã tượng trưng cho việc phá vỡ thể chế và lợi ích của Anh tại Trung Quốc.

Ngày thứ tư sau khi xảy ra sự kiện này, lãnh đạo phe bảo thủ Anh phát biểu tại hạ viện Anh rằng, hành động của quân giải phóng Trung Quốc là hành động bạo lực, thậm chí còn yêu cầu chính phủ Anh triển khai hai tàu sân bay tới vùng biển của Trung Quốc để báo thù bằng vũ lực. Thủ tướng Anh đương nhiệm khi đó cũng lên tiếng cho rằng: “Tàu chiến của Anh có quyền đi vào sông Trường Giang”.

Cụm từ “báo thù bằng vũ lực” khiến chúng ta liên tưởng đến những cuộc báo thù của chủ nghĩa đế quốc Anh với danh nghĩa loại trừ cái ác. Trả lời về điều này, chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc đã lên tiếng cứng rắn: “Thưa ngài lãnh đạo phe bảo thủ, ông muốn “báo thù” cái gì? Việc mà các ông nên làm chỉ có một, đó là xin lỗi và bồi thường. Thưa ngài thủ tướng, Trường Giang là sông của Trung Quốc, người Anh các ông có quyền gì mà đưa tàu chiến vào đó? Không có quyền nào như thế cả. Nhân dân Trung Quốc phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, tuyệt đối không cho phép nước ngoài vào xâm lược”.

Sự cương quyết của chủ tịch Mao Trạch Đông đã khiến người Anh hiểu rõ thực lực của Trung Quốc. Trước sự cảnh cáo của người Trung Quốc, họ đã chùn bước, không những không điều tàu sân bay đến, mà còn chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thừa nhận nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Trong việc này, chủ tịch Mao Trạch Đông đã không phát biểu quá nhiều, chỉ với vài câu nói ngắn gọn đã khiến đối phương nhận ra, nếu làm nghiêm trọng sự việc sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp. Đây chính là một minh chứng cho tài ăn nói khéo léo. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét